Kinh nghiệm đầu tư Forex của Franki Law (Phần 1)


Franki Law là người đàn ông đã biến 200.000 đô-la Hồng Kông thành 6 triệu đô-la Hồng Kông. Hơn 20 năm trong nghề, ông tin rằng thành công phải đi liền với kinh nghiệm và thời gian. Ông đã thành công với phương pháp giao dịch thoải mái, đơn giản và logic. Và hôm nay, tại văn phòng của Franki Law tại Hồng Kông, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với ông:

Q: Làm thế nào mà ông lại biết đến lĩnh vực trading?
A: Tôi khởi đầu vào năm 1986, và đã tham gia lĩnh vực này hơn 20 năm. Khi tôi bắt đầu, Hồng Kông vừa mới phát hành chỉ số tương lai Hang Sang Index. Khi đó, ngoài giao dịch chỉ số Chứng khoán tương lai chỉ có thể giao dịch thêm Vàng tương lai. Không giống như các sản phẩm đầu tư ở nước ngoài chẳng hạn như dầu, ngoại hối, hàng hóa hay trái phiếu, những gì tôi giao dịch tại Hang Sang đều không thể có khối lượng lớn. Sau khủng hoảng năm 1987, tôi muốn giao dịch một cái gì đó khác đi, vì vậy năm 1988, tôi chuyển sang kinh doanh tiền tệ và sau quay lại giao dịch chứng khoán.
Q: Điều gì khiến ông ấn tượng với lĩnh vực trading? Ông đã học được những gì ở trường?
A: 20 năm trước, chúng tôi không có nhiều cơ hội như những người Hồng Kông ngày nay, vì vậy tôi chỉ học đến trung học và không bao giờ có cơ hội học đại học hoặc nhận được một chứng chỉ CFA hay CMT. Điều may mắn là trong thị trường này mọi người đều ở trên một sân chơi bình đẳng và có cơ hội ngang nhau. Mọi người đều bắt đầu với con số không. Ngay cả khi bạn có cơ hội học đại học, thậm chí đó là các lớp kinh tế học thì hầu như không có lớp học nào chuyên về đầu tư. Khi bắt đầu tham gia ngành công nghiệp tài chính, tôi chỉ làm công tác hành chính. Tôi đã không tìm hiểu nhiều về thị trường tài chính nhưng rất tình cờ tôi nhận ra rằng có rất nhiều cơ hội trên thị trường này. Đó cũng là khi tôi thay đổi công tác và quyết định trở thành nhà môi giới đầu tư. Tôi chuyên môi giới các sản phẩm tương lai, sau đó là tiền tệ và chứng khoán. Khi làm môi giới, tôi cũng bắt đầu tự giao dịch. Phải đến năm 1988, tôi mới có thể bắt đầu vì không giống như một số nhà đầu tư sẵn tiền và đang tìm kiếm cơ hội, trước tiên tôi phải tích lũy vốn giao dịch, đó là lý do tại sao tôi không thể bắt đầu ngay lập tức.
Q: Ông vừa làm công việc full-time vừa tham gia giao dịch?
A: Đúng vậy, tôi đã làm cả hai việc. Công việc chính của tôi lúc đó là một nhà môi giới và tư vấn tài chính.
Q: Ông đã giao dịch chứng khoán và dầu bao lâu?
A: Mặc dù từ đầu năm 2005, tôi chuyển từ công việc môi giới sang tập trung vào công tác đào tạo nhưng cho đến nay tôi vẫn duy trì giao dịch cổ phiếu và dầu.
Q: Ông đã thành lập công ty đào tạo của mình khi nào?
A: Tôi thành lập công ty năm 1992, nhưng trong thời gian đó tôi vẫn làm việc như một cố vấn đầu tư.
Q: Số tiền mà ông đầu tư khi mới bắt đầu giao dịch là bao nhiêu vậy?
A: Khoảng 50.000 đô-la Hồng Kông tương đương với hai năm tiết kiệm.
Q: Thời gian đầu việc giao dịch của ông có diễn ra suôn sẽ không?
A: Lúc mới đầu, tôi cũng vấp phải rất nhiều sai lầm. Tôi nghĩ khi nói tới đầu tư và giao dịch, chu trình sẽ là thất bại, sau là thành công, tiếp lại là thất bại và sau đó lại là thành công. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thành công và thất bại, thành công của tôi sau này là kinh nghiệm có được từ những thất bại trước đây. Điều này cũng có tính chu kỳ lặp đi lặp lại. Ngay cả vào những thời điểm mà tôi nghĩ rằng mình thành công, tôi lại gặp trở ngại nhưng điều đó là cơ hội học tập, rèn luyện tập để trở thành trader thành công.
forex animation1 235x300 Kinh nghiệm đầu tư Forex của Franki Law (Phần 1)
Q: Điều gì đã thúc đẩy ông tiếp tục giao dịch sau nhiều thất bại?
A: Ồ, đó là cảm giác thành công và thất bại đến một cách nhanh chóng. Hôm nay bạn giao dịch thua lỗ, nhưng ngày mai lại là một ngày khác. Vì vậy, khi vướng vào một giao dịch xấu, tôi quên nó, đi ngủ, thức dậy và bắt đầu lại vào ngày mới. Khao khát thành công chính là điều đã kéo tôi quay lại thị trường. Với các ngành nghề công việc khác, cảm giác thành công và thất bại có thể sẽ không lớn, nhưng khi nói tới trading, ngày qua ngày bạn sẽ tích lũy được nhiều cảm giác về thành công và thất bại. Với những ai thích cảm giác thành công, họ sẽ có nhiều cơ hội hơn với trading.
Q: Thật không may là nhiều người khi đối mặt với thất bại thì sự tự tin trong giao dịch bị ảnh hưởng. Vậy theo ông làm thế nào để hạn chế điều này?
A: Theo cá nhân tôi, sau nhiều sai lầm, tôi đã học được điều quan trọng nhất trong giao dịch là sử dụng stoploss. Nó cho phép bạn kiểm soát rủi ro khi mà giao dịch xấu là điều không thể tránh khỏi. Lấy casino làm ví dụ. Có rất ít cơ hội để bạn thắng cả 10 trong số 10 lần cược. Miễn là kiểm soát được khối lượng đặt cược, bạn sẽ giữ lại được một số vốn để tiếp tục cuộc chơi. Một điều mà tôi không thích làm là dùng chiến thuật Average Down (trung bình lỗ) và bơm tiền khi tài khoản chạm Margin Call. Có người khi vào lệnh Buy, họ bơm tiền nếu tài khoản chạm Margin Call hay tiếp tục mua vào ở mức giá thấp hơn với hy vọng rằng điều đó sẽ giúp khôi phục tài khoản một cách nhanh chóng. Ví dụ, bạn mua vào 10 lot, nếu giá giảm, bạn tiếp tục mua vào 20 lot nữa, nếu giá tiếp tục giảm, bạn lại thêm vào 30 lot… Mặc dù khả năng tài khoản khôi phục nhanh khi giá tăng trở lại là vô cùng hấp dẫn, nhưng cũng rất nguy hiểm nên tôi hiếm khi sử dụng phương pháp này. Tôi thấy nếu tiếp tục bơm tiền để tài khoản để thoát Margin Call và thêm khối lượng vào một giao dịch lỗ, tôi sẽ bị kẹt lại trong thị trường. Trong trường hợp đó, điều duy nhất là tôi chỉ có thể hy vọng giá đi theo đúng hướng mình kì vọng. Vậy tôi có nên chờ để tài khoản chạm Margin Call? Không nên làm vậy, tôi sẽ đóng lệnh lỗ và chờ cơ hội rõ ràng để vào lệnh mới, việc đó sẽ giúp tránh tình trạng kẹt lệnh và cho phép tôi là người chủ động ra quyết định giao dịch.
Q: Mất bao lâu ông mới nhận nhận ra tầm quan trọng của stoploss trong khi giao dịch?
A: Tôi nhớ lần đầu tiên giao dịch thua lỗ, tôi đã không học được gì từ đó. Giao dịch thứ hai tiếp tục lỗ nhưng đến giao dịch lỗ thứ ba, tôi thực sự nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng stoploss. Ngoài stoploss, còn những phương pháp khác mà tôi sử dụng để giảm thiểu rủi ro. Bao gồm việc phân bổ khối lượng vào lệnh để có thể phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa các sản phầm đầu tư và các điểm vào lệnh. Nếu tôi là người tự tin, tôi có thể đầu tư toàn bộ khối lượng vào một lệnh, nhưng tôi sẽ chốt lời dần dần. Nếu tôi không được tự tin, tôi sẽ vào lệnh dần dần.
Q: Để có thể phát triển được một chiến lược làm việc hiệu quả, ông đã mất bao nhiêu thời gian?
A: Khoảng năm 1998, tôi bắt đầu thay đổi phương pháp giao dịch. Như anh thấy đấy, tôi phải mất 10 năm có thành công, có thất bại và cơ bản là kinh nghiệm giao dịch có được trong suốt thời gian đó đã giúp tôi có được ngày hôm nay. 10 năm nghe có vẻ dài, nhưng kể từ đó tôi đã có 10 năm tiếp theo giao dịch hiệu quả dựa trên những kinh nghiệm từ năm 98.
Q: Lý do nào khiến ông thay đổi chiến lược giao dịch?
A: Sau một loạt các thất bại, tôi muốn thay đổi chính mình để tiến về phía trước. Và lý do khác cho sự thay đổi là tuổi tác. Trước khi bạn 30, bạn rất hiếu thắng. Nếu bạn có 300$, bạn có thể gặp rủi ro với toàn bộ 300$. Nhưng sau tuổi 30, bạn trở nên bảo thủ hơn. Tôi tin rằng mọi người sẽ thay đổi theo tuổi tác, điều đó góp phần lý giải tại sao tôi lại thay đổi chiến lược giao dịch của mình năm 1998. Sau khi đã trải nghiệm nhiều thị trường khác nhau, tôi trở nên trưởng thành hơn và nhận thấy mình không nên mạo hiểm tất cả những gì đang có và phải luôn giữ một phần vốn ở bên cạnh. Nếu tôi có giao dịch xấu, tôi phải học cách từ bỏ giao dịch đó thay vì hy vọng nó phục hồi nhanh chóng như tôi vẫn làm khi còn trẻ.
Q: Vậy là ông thực sự chỉ kiếm ra tiền từ sau năm 1998?
A: Chính xác. Bởi khi đó tôi đã phát triển kỹ thuật và hệ thống giao dịch cho riêng mình. Nếu bạn có một hệ thông giao dịch tốt, ngay cả khi bạn vướng vào một giao dịch xấu, bạn vẫn cảm thấy tự tin rằng những giao dịch tiếp theo sẽ mang đến thành công. Hệ thống giao dịch và kỹ thuật của bạn rất quan trọng. Điều quan trọng nữa là bạn phải tìm hiểu làm thế nào để phân tích thị trường và phải có một kế hoạch giao dịch tốt.
Q: Ông đã từng trải qua một khóa học nào dạy cách tạo hệ thông giao dịch hay đọc chart chưa?
A: Khi tôi bắt đầu tham gia ngành công nghiệp này, không có nhiều lớp học được mở ra. Nhưng ngày nay, các lớp học đầu tư đã trở thành phổ biến tại Hồng Kông, và mong muốn tìm hiều về đầu tư cũng vậy. 20 năm trước, điều này không hề phổ biến. Tôi đã phải đọc nhiều báo, tạp chí tài chính, sử dụng Reuters, đọc chart, theo dõi giá – đó là cách mà tôi đã tự học.
Q: Một ngày giao dịch bình thường của ông diễn ra như thế nào? Ông thường làm gì khi giao dịch?
A: Tôi thích phong cách đầu tư dài hạn. Tôi chọn một hướng, có thể dựa trên chart tối hôm trước và sau đó quyết định điểm vào dựa trên thông tin kinh tế và phân tích kỹ thuật. Tôi nhìn vào tin tức của một đất nước hoặc tin tức chính trị, nhưng tôi không chú trọng lắm, bất kỳ thông tin nào tôi đọc trên báo có thể không nhanh hoặc chi tiết bằng các ngân hàng hay các nhà đầu tư lớn có được. Thông tin thì có thể mua, nên tôi chắc chắn rằng có nhiều người nắm thông tin chính xác hơn tôi. Nhưng nếu họ làm điều gì đó, thị trường sẽ chuyển động, khi nhìn vào chart tôi sẽ thấy diễn biến. Điều này có thể cung cấp đủ thông tin để vào/ra thị trường thông qua breakout, breakdown hoặc bounce off đường trung bình… Đây là kỹ thuật phổ biến tôi dùng để giao dịch. Tôi cũng chú ý đến các thông tin kinh tế như lãi suất, biến động tỷ giá, liệu Mỹ sẽ tăng hay giảm lãi suất… Lãi suất là một nhân tố quan trong trong thị trường FX. Tôi kết hợp sử dụng cả phân tích kỹ thuật và thông tin cơ bản khi ra quyết định giao dịch.
Q: Ông có thể chia sẻ quan niệm về thị trường?
A: Cách tôi nhìn thị trường khá đơn giản. Nếu một cặp tiền tệ có thể dịch chuyển 100 pip mà trong ngày hôm đó tôi có lãi 50 pip, được vậy là rất tốt. Nếu lãi 80 pip, được xếp vào hàng A. 50 pip là hạng C và đây là cách tôi dùng để xác định khi nào thì nên ngừng giao dịch. Hạng C là khá tốt – tôi thường hài lòng với nó, hạng B thậm chí còn tốt hơn, hạng A là tốt nhất, nhưng hiếm gặp và về cơ bản là một lệnh dài hạn.
Q: Thường thì ông nghiên cứu chart trước, sau đó đọc thông tin kinh tế hay ngược lại đọc thông tin kinh tế trước rồi sau đó mới nghiên cứu chart?
A: Tôi sẽ nghiên cứu chart trước bởi vì nếu làm vậy tôi có thể nhìn thấy những xu hướng đang diễn ra trong các cặp tiền tệ khác nhau. Đối với thông tin kinh tế, tôi chủ yếu sử dụng trong thời gian ngắn hạn. Ví dụ, khi tôi vào lệnh và thấy tối nay có một tin kinh tế quan trong công bố. Tôi sẽ phải cân nhắc liệu nó có khả năng làm tổn hại hay tạo ra lợi ích với lệnh đang mở hay không. Mặc dù, điều này chỉ là thứ yếu nhưng tôi nghĩ rằng xu hướng vẫn là điều quan trọng nhất. Tôi sẽ chỉ đọc thông tin kinh tế để dự đoán ảnh hưởng của nó đến giao dịch hiện tại.
Q: Ông thường giữ lệnh trong bao lâu?
A: Nếu giao dịch ngắn hạn, tôi thường giao dịch trong ngày. Với tôi thì giao dịch trong ngày có 02 ý nghĩa. Đầu tiên, tôi có thể kiếm được một lượng tiền lớn nếu giá dịch chuyển mạnh trong một ngày. Ví dụ, tôi mua đô la Mỹ và sau đó nó tăng 30 pip, tôi chắc chắn sẽ bỏ túi 30 pip, vượt xa những gì tôi có thể cân nhắc cho một ngày biến động giá. Mặt khác, nếu giá biến động yếu, tôi sẽ có lợi nhuận ít hơn tầm 10-20 pip – điều đó cũng tạm ổn. Có điều là, khi tôi vào lệnh, tôi không nghĩ đó sẽ là giao dịch trong ngày. Để xác định thời gian giữ lệnh, tôi nhìn chart để xem xu hướng trước đó tồn tại trong bao lâu và xu hướng hiện tại đã kéo dài đến đâu. Trong tình huống này, tôi có thể thoải mái giữ lệnh cho đến một tháng. Khi giữ lệnh lâu như vậy, một điều quan trong tôi luôn theo dõi đó là lãi suất. Có một thời gian, khi tôi cảm thấy lãi suất ở Mỹ quá cao. Vì vậy, tôi mua Đô-la Mỹ chống lại đồng Franc Thụy Sỹ và Yên Nhật, nếu tôi nắm giữ lệnh trong vòng một tháng, tôi biết rằng chí ít tôi cũng được hưởng tiền từ chênh lệch lãi suất. Nếu tôi cảm thấy triển vọng với Đô-la Mỹ yếu, tối sẽ bán Đô-la Mỹ chống lại Bảng Anh vì tại thời điểm đó tôi sẽ được hưởng lãi suất từ Bảng Anh. Do vậy, tôi sẽ chọn một hướng vào lệnh sao cho chênh lệch lãi suất có lợi cho tôi. Điều này rất quan trọng với các giao dịch dài hạn vì số tiền kiếm được từ chênh lệch lãi suất rất đáng kể. Lãi suất cũng quan trọng đối với các nhà đầu tư trung hạn. Với các nhà đầu tư ngắn hạn, lãi suất không quan trọng lắm.
bf765 Forex Analysis Dollar Pulls Back from 3 Month High on SP 500 Bounce body Picture 3.png1 300x137 Kinh nghiệm đầu tư Forex của Franki Law (Phần 1)
Q: Phải mất bao nhiêu lâu để ông nhận thấy tầm quan trọng của lãi suất?
A: Không lâu sau khi tôi bắt đầu giao dịch. Điều tuyệt với về thị trường FX là bạn có thể lựa chọn. Lưa chọn việc hưởng hoặc trả chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền. Nếu tôi không có sự lựa chọn, thường thì tôi sẽ phải trả lãi suất. Tuy nhiên, vì có thể chọn lựa nên tôi sẽ nhận lãi suất. Tôi có thể mua hoặc bán Đô-la Mỹ mà vẫn được hưởng lãi suất. Đó chỉ là vấn đề đặc điểm của các cặp ngoại tệ. Nhưng cũng không phải dễ vì một vài cặp tiền có chênh lệch lãi suất rất thấp và một số khác thì chênh lệch lớn hơn, do vậy rất khó để lựa chọn.
Q: Cặp tiền tệ nào ông thường xuyên giao dịch nhất?
A: Franc Thụy Sỹ là đồng tiền tôi dành nhiều thời gian nhất. Tôi thích nó vì sự biến động lớn. Euro cũng tốt, nhưng thỉnh thoảng biến động không được lớn. Khi giao dịch, tôi thường quan sát giá, chart, và hoạt động của chỉ số Dow Jone qua đêm. Tôi nghĩ rằng như vậy là đủ.
Q: Ông thường sử dụng các loại công cụ nào để giao dịch?
A: Tôi sử dụng biểu đồ tỷ giá. Tôi thích xem tỷ giá biến đổi theo thời gian thực, vì như vậy sẽ đáng tin cậy hơn. Giao dịch FX ngày nay đã phát triển hơn rất nhiều so với quá khứ. Cao cấp hơn thì có thể sử dụng dịch vụ của Reuters, nhưng sẽ rất tốt kém. Trước đây, tôi đã từng sử dụng Reuters hơn một năm nhưng sau đó tôi quyết định không trả tiền cho dịch vụ này. Hiện nay, có rất nhiều nơi cung cấp thông tin hoàn toàn miễn phí.
Q: Vậy, ông cho rằng một người thu nhập trung bình không cần phải đầu tư tốn kém cho những thiết bị tương tự một ngân hàng để có thể thành công?
A: Tôi nghĩ rằng không cần thiết phải làm như vây. Thông tin ngày nay rất phổ biến, do đó bạn không cần đến các dịch vụ trả phí. Tôi khuyên mọi người đừng chỉ lo tiết kiệm tiền, nguồn tài nguyên giá rẻ hay miễn phí trên mạng có lẽ chưa đủ. Có một số chi phí đầu tư ban đầu không thể bỏ qua, chẳng hạn như một máy vi tinh mạnh, một đường truyền internet nhanh…, những thứ khác không cần thiết lắm.
Q: Đôi khi một số dịch vụ tin tức chậm hơn so với dịch vụ của Reuters hay Bloomberg. Theo ông, đó có phải là điều bất lợi?
A: Thông thường nếu bạn biết trước tin tức hoặc một bài phát biểu sắp công bố, điều đó rất có lợi nhưng tôi thấy không cần thiết phải biết tin tức nhanh tính theo giây hay theo phút so với thời điểm diễn ra sự kiện. Phần lớn các dịch vụ tin tức sẽ phát hành ngay sau đó, và bạn có thể xem phản ứng của giá với tin. Khi một sự kiện lớn bất ngờ xảy ra, phần lớn những nhà đầu tư nhỏ như chúng ta không thể làm được gì nhiều. Quan trọng chúng ta phải tập trung vào giảm thiểu rủi ro sau khi sự kiện diễn ra. Đa số các nhà đầu tư không có khả năng tiếp cận Reuters hay Bloomberg, do vậy bạn nên tìm ra nguồn tin tức đáng tin cậy và sau đó theo dõi phản ứng giá.
Q: Ông lựa chọn khoảng thời gian nào để giao dịch trong ngày?
A: Tôi không phân chia thời gian. Thường thì tôi thích giao dịch vào ban đêm vì đó là khoảng thời gian thoải mái và yên tĩnh hơn cả cũng như tôi có nhiều thời gian để theo dõi chart một cách kỹ càng.
Q: Buổi chiều tại Hồng Kông là lúc thị trường London mở cửa, còn buổi tối lại là khi mở cửa thị trường Mỹ. Như vậy, ông có thể phân tích tốt hơn vào những lúc thị trường hoạt động mạnh?
A: Tôi nghĩ đó cũng là một lý do. Nếu thị trường dịch chuyển mạnh, bạn có thể thấy được nhiều thông tin hơn và hiểu được sự phản ứng của tiền tệ. Đôi khi xem diễn biến thị trường đòi hỏi dành từ 1-2 giờ phân tích hoặc chỉ thoáng nhìn qua chart. Bạn thậm chí có thể thiết lập cảnh báo giá (Alerts). Điều này thật tuyệt vời khi tôi đang ngủ bởi vì tôi không phải thức liên tục để kiểm tra giá. Bạn cũng có thể đặt cảnh báo ngay trên máy tính, nhưng nó sẽ không thể mang được lên giường như máy nhắn tin. Thay vào đó, với máy nhắn tin, tôi có thể thiết lập các mức giá mà tôi muốn theo dõi và nó sẽ cảnh báo tôi khi giá chạm các mức này. Khi chuông báo kêu, tôi biết rằng có cái gì đó đang diễn ra, sau đó tôi sẽ quay lại nhìn chart. Vậy nên, một máy nhắn tin là công cụ tương đối hoàn hảo để theo dõi thị trường.
Q: Ông sử dụng máy nhắn tin từ khi nào vậy?
A: Từ những năm 80. Máy nhắn tin được sử dụng rất phổ biến trước năm 90. Chúng đã thay đổi rất nhiều kể từ đó, tất nhiên là rẻ hơn và dễ sử dụng hơn. Một máy nhắn tin có thể tiêu tốn 300 Đô-la Hồng Kông/tháng, chúng thuận tiện, không tốn kém nhưng bạn không thể dựa 100% vào chúng. Đôi lúc với kết nối không dây, cập nhật giá có thể bị chậm lại, đặc biệt là khi thị trường chuyển động mạnh. Chắc chắn nõ sẽ không được nhanh như kết nối Internet cáp quang hay DSL. Bởi vậy, máy nhắn tin chỉ nên sử dụng như một công cụ hỗ trợ thứ cấp.
Q: Thông thường thì ông sử dụng khung thời gian nào để giao dịch?
A: Tôi thường sử dụng biểu đồ ngày và biểu đồ phút. Biểu đồ ngày thể hiện xu hướng chính. Nếu trên biểu đồ ngày thể hiện xu hướng tăng, tôi sẽ hạn chế bán trong ngắn hạn. Tôi sử dụng biểu đồ phút để quyết định điểm ra/vào ở mức giá tốt nhất có thể.

                                                                                                                           (Nguồn: Sưu tầm)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hỏi đáp: Equity, Margin, Free Margin, và Margin Level trong MT4 là gì ?

Phiên Tokyo, London, New York

Phương pháp quản lý vốn trong kinh doanh Forex